Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bào thai, sức khỏe lợn mẹ, và năng suất sinh sản sau này. Một chế độ ăn không cân đối có thể dẫn đến thai yếu, sảy thai, hoặc giảm sản lượng sữa sau sinh. Bài viết sau đây, WinMix sẽ đưa ra những lưu ý trong kỹ thuật chăn nuôi để bà con có thể xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với giống lợn mình đang nuôi sinh sản
>>> Không thể thiếu những nguyên liệu này khi làm cám trộn.
>>> Lợn gầy, chậm lớn, thiếu cân, cần giải quyết như thế nào?
>>>Muốn biết cách trộn cám thành công phải đi từ những thất bại và kinh nghiệm
1. Vai trò của khẩu phần ăn đối với nái mang thai:
- Phát triển thai: Khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp thai phát triển khỏe mạnh, đồng thời đảm bảo nái có đủ sữa để nuôi con sau khi sinh.
- Sức khỏe nái: Chế độ ăn uống cân bằng giúp nái duy trì sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu nguy cơ sinh sản khó khăn.
- Hiệu quả kinh tế: Nái khỏe mạnh, sinh sản tốt và nuôi dưỡng đàn con khỏe mạnh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của nái mang thai:
Kỹ thuật chăn nuôi lợn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nái mang thai thay đổi theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (0-3 tuần đầu): Giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng không quá cao, lợn nái cần được cung cấp khẩu phần ăn với lượng đạm chiếm 14%.
- Giai đoạn 2 (4-12 tuần): Cần tập trung bổ sung protein và khoáng chất để thai phát triển, trong giai đoạn này cần tăng khẩu phần ăn lên để có đủ dinh dưỡng cho cả lợn mẹ và lợn con.
- Giai đoạn cuối (13 tuần đến khi đẻ): Nhu cầu dinh dưỡng tăng mạnh, lợn nái cần lượng đạm tương đương 16%. Chú trọng bổ sung thức ăn giàu canxi và phốt pho để hỗ trợ sự phát triển xương của thai.
3. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng khẩu phần ăn cho nái mang thai:
- Không nên cho nái ăn quá nhiều thức ăn: Điều này có thể gây béo phì, khó sinh sản và ảnh hưởng đến sức khỏe của nái.
- Không nên cho nái ăn thức ăn quá ít: Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nái yếu, thai phát triển chậm và ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.
- Tránh thức ăn ôi thiu, nấm mốc: Có thể gây độc, ảnh hưởng đến thai và sức khỏe lợn mẹ.
- Đảm bảo nước uống sạch: Lợn nái mang thai cần khoảng 20-25 lít nước mỗi ngày.
- Không thay đổi thức ăn đột ngột: Điều này dễ khiến lợn nái bị stress, ảnh hưởng đến thai.
- Bổ sung thức ăn thô: Chất xơ từ rau xanh, cỏ, bã đậu giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa táo bón.
4. Một số loại thức ăn phù hợp cho nái mang thai:
- Thức ăn tinh: Bắp, gạo, ngô, khoai, sắn,…
- Thức ăn thô xanh: Cỏ, rau xanh, bèo,…
- Thức ăn giàu protein: Bột đậu tương, bột cá, bột thịt,…
- Thức ăn bổ sung: Vitamin, khoáng chất, premix,…
5. Kết luận:
Việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho nái mang thai là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Nên chú trọng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe của nái thường xuyên và điều chỉnh khẩu phần ăn kịp thời để đảm bảo nái khỏe mạnh, sinh sản hiệu quả và nuôi dưỡng đàn con khỏe mạnh.
Mọi thắc mắc về kinh nghiệm trong nhập – xuất, quy trình bảo quản nguyên liệu, cách bảo quản máy móc để hoàn thiện quy trình quản lý tự trộn cám các bạn có thể liên hệ trực tiếp WinMix để được hỗ trợ giải đáp trực tiếp.
Hotline/ Zalo: 0868 830 389 / 0383 830 389
Fanpage: Winmix Việt Nam